Tuesday, June 6, 2017

TINTIN TẬP 17 - CHÚNG TA ĐÃ BƯỚC ĐI TRÊN MẶT TRĂNG

Tiếp theo tập trước, chiếc tên lửa của Tintin, thuyền trưởng Haddock và giáo sư Tournesol lên đường bay đến mặt trăng. Sau nhiều biến cố bất ngờ, chiếc tên lửa cũng đã hạ cánh xuống mặt trăng an toàn. Đoàn người bắt đầu việc nghiên cứu và thám hiểm nơi đây. Nhưng than ôi, một chuyện khủng khiếp đã xảy ra đe dọa tính mạng mọi người, làm tên lửa bị hư hỏng và thiếu oxy nghiêm trọng. Trước tình cảnh này, Tintin, thuyền trưởng Haddock, giáo sư Tournesol và đoàn thám hiểm phải vội vã trở về Trái đất nhưng không biết có đến nơi trước khi hết dự trữ oxy hay không ..


"Chúng ta đã bước đi trên mặt trăng" rất được nhiều nhà phê bình ca ngợi. Họ cho rằng tác phẩm này đã đưa bộ truyện tranh Tintin lên một tầm cao mới, và rằng nó có thể sánh ngang với các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển như các tác phẩm của Jules Verne và H. G. Wells.


Click vào hình để đọc truyện, click gần 2 mép của hình để sang trang. Nhấn "Esc" để đóng cửa sổ.

Một vài thông tin chú thích thêm cho truyện

- Tập truyện này được xem là có ảnh hưởng từ cuốn tiểu thuyết "Autour de la Lune" (Vòng quanh mặt trăng - 1870) của Jules Verne và bộ phim Mỹ: Destination Moon (1950). Nhiều hình ảnh trong truyện rất giống các cảnh trong bộ phim này

Bìa phim với cảnh núi đá lởm chởm rất giống trong truyện. Thực tế mặt trăng không gồ ghề như vậy 
- Trong truyện có cảnh hai ông cảnh sát Dupond/t (Thompson) nắm tay nhau múa balê trên mặt trăng. Khi phim Destination Moon được quay, để giải trí, các diễn viên đã cùng múa ba lê ở phim trường, trước phông nền mặt trăng, và đã có một bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc này. Không rõ chi tiết của hai ông Dupondt này là một sự trùng hợp hay Hergé đã lấy cảm hứng từ bộ ảnh.


- Khi tập truyện tranh ra đời, cộng đồng thiên chúa giáo ở Bỉ rất phản đối chi tiết Wolff tự sát, vì tự sát được xem là một tội lỗi trong đạo. Khi truyện được tái bản, Hergé đã thêm một dòng trong bức di thư của Wolff là "Có lẽ nhờ phép màu nào đó, tôi cũng sẽ trốn thoát được". Tuy nhiên lúc dịch mình không biết bối cảnh đằng sau câu chuyện, và cảm thấy một nhà khoa học như Wolff lại hy vọng mình có thể sống sót được khi trôi nổi trong không gian thì hơi vô lý, nên mình đổi từ "trốn thoát" thành "giải thoát", nghe có vẻ tâm linh hơn

- Hergé đã dự đoán trên mặt trăng có nước, thậm chí là băng. Đây là nghe theo lời khuyên của Bernard Heuvelmans, nhà khoa học đã cố vấn cho truyện, tác giả của cuốn "Con người giữa những vì sao" (L'Homme parmi les étoiles). Cuốn sách mà Hergé dựa vào để tạo nên các chi tiết kỹ thuật trong truyện

- Tựa đề của truyện này là "Chúng ta đã bước đi trên mặt trăng" (On a Marché Sur La Lune). Nhà xuất bản Casterman rất không thích cái tựa này (và mình cũng vậy) nhưng tác giả Hergé nhất quyết từ chối thay đổi

- Truyện Tintin từ lúc đăng trên tạp chí cho đến khi in thành sách thường có nhiều sự thay đổi, chủ yếu là cắt ngắn đi cho đủ format 62 trang. Dưới đây là những trang gốc được đăng trên tạp chí đã bị bỏ bớt đi

+ Đoạn Tintin và thuyền trưởng Haddock ra ngoài không gian khi gặp thiên thạch Adonis, ban đầu còn có cả Wolff tham gia



+ Đoạn cắt tóc cho 2 ông Dupondt, thuyền trưởng Haddock phải quăng tóc ra ngoài không gian rồi xém nữa quăng Milou (Snowy) đi luôn



+ Hai ông Dupondt đi lạc trên mặt trăng làm Tintin và thuyền trưởng Haddock phải đi kiếm. Phần này thêm tới cả 3 trang





- Đoạn Tintin và Milou rớt xuống khe vực trên mặt trăng, điện đàm của Tintin bị hư không thể liên lạc với thuyền trưởng Haddock được


Những chi tiết khoa học thiếu chính xác trong truyện 

- Chiếc tên lửa của Tintin, thuyền trưởng Haddock và giáo sư Tournesol bay với gia tốc liên tục và tạo được trọng lực trong tàu. Điều này với khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn là chưa thể. Một động cơ làm được như thế sẽ là rất lớn, và tên lửa sẽ không có nhều không gian như ta thấy trong truyện. Nếu chúng ta có thể tạo ra được một động cơ mạnh mẽ như thế thì từ Trái đất đi Mặt trăng chỉ mất vài giờ, và đó đúng là điều đã xảy ra trong truyện. Còn với công nghệ như hiện nay thì chúng ta cần 2-3 ngày mới đến được Mặt trăng

- Mũ bảo hiểm của các phi hành gia trong truyện được làm bằng kính hữu cơ trong suốt. Thực sự thì nó phải được phủ một lớp mờ ở ngoài, nếu không chỉ cần ánh mặt trời chiếu vào là các phi hành gia bị mù liền

- Trên đường đi mọi người gặp thiên thạch Adonis và thuyền trưởng Haddock bị hút vào đây, nguy cơ trở thành một vệ tinh vĩnh viễn của thiên thạch. Tuy nhiên Adonis không bay gần quỹ đạo của Trái đất và Mặt trăng nên không có khả năng những người bạn của chúng ta gặp được. Và Adonis cũng không đủ lớn để tạo trọng lực hút thuyền trưởng và chiếc tên lửa vào

- Khi thuyền trưởng bỏ ra ngoài đã làm ngắt động cơ và tên lửa dừng lại. Trong không gian không có lực ma sát nên nếu nó đang bay như thế, thì với lực quán tính nó sẽ tiếp tục bay, không bao giờ dừng lại, trừ phi va vào một vật gì đó. Trái đất chúng ta vĩnh viễn tự quay quanh mình cũng do lực quán tính

- Tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân nên khi thuyền trưởng Haddock và Tintin ra ngoài sẽ bị nhiễm phóng xạ

- Khi tên lửa vừa bay vừa đảo ngược lại để chuẩn bị đáp xuống mặt trăng, nó có thể làm tên lửa vỡ tung, do có nhiều lực mạnh đối ngược nhau tác động lên cùng một lúc

- Hình ảnh Trái đất nhìn từ phi thuyền và mặt trăng không có mây


Trong khi thực tế nó phải như thế này



Mặt trăng và Trái đất nhìn từ vệ tinh DSCOVR của NASA cách trái đất 1 triệu dặm


0 nhận xét :

Post a Comment