Wednesday, September 13, 2017

TINTIN TẬP 20 - TINTIN Ở TÂY TẠNG

Trong chuyến phiêu lưu lần này, Tintin và thuyền trưởng Haddock cùng đến Tây Tạng để giải cứu cho Tchang, một người bạn Trung Quốc của Tintin, đã mất tích trong một tai nạn máy bay thảm khốc. Cuộc hành trình đầy gian nan và nguy hiểm, không những phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, đoàn người còn gặp sự cản trở của một sinh vật huyền thoại bí ẩn. Sau quá nhiều khó khăn và tai nạn, những người tham gia dần dần bỏ cuộc, chỉ còn lại Tintin và Haddock trong chuyến hành trình cô độc và vô vọng của mình. 
Tập truyện được các nhà phê bình đánh giá rất cao, bản thân tác giả Hergé cũng nói đây là tập yêu thích nhất của ông trong bộ Tintin. Truyện có phong cách rất khác với phần còn lại của series, không hề có nhân vật phản diện, và Tintin trong tập này cũng thể hiện một ý chí mạnh mẽ, kiên cường, làm chủ tình huống nhiều hơn so với các cuộc phiêu lưu khác. Bản thân thuyền trưởng Haddock cũng chói sáng, trở thành một người anh hùng thật sự. Nhiều nhà phê bình gọi đây là tập truyện đã đưa Tintin và Haddock thành những cái tên bất tử trong làng truyện tranh Pháp.




Biên Dịch
Dã Hạc
Click vào hình để đọc truyện, click gần 2 mép của hình để sang trang. Nhấn "Esc" để đóng cửa sổ. 






























































Tchang, người làm thay đổi Tintin

Tchang là một người bạn rất đặc biệt của Tintin, là người duy nhất trong bộ truyện này đã làm cậu nhỏ lệ hai lần. Sở dĩ Tintin thân thiết với Tchang như vậy là do Hergé thật sự có một người bạn Trung Quốc ngoài đời tên Tchang. Anh là người đã tạo bước ngoặt trong cách sáng tác bộ truyện Tintin của Hergé.

Tchang gặp Hergé lần đầu khi ông đang tìm tư liệu để sáng tác tập truyện Tintin mới, dự định sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Các tập truyện trước đây, Hergé thường viết về các quốc gia khác theo định kiến của riêng mình, ví dụ người Nga độc ác, người châu Phi ngu ngốc và lười biếng, và Mỹ là quốc gia của găng-xtơ. Khi chuẩn bị sáng tác tập truyện này (dự kiến tên Bông Sen Xanh), ông đã được giới thiệu với Tchang, một sinh viên nghệ thuật ở Brussels, Bỉ. Cả hai người đều 27 tuổi và nhanh chóng thân thiết với nhau. Tchang giới thiệu cho Hergé lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Trung Quốc, mô tả cho ông bối cảnh giằng xé của nước này khi là thuộc địa của nhiều quốc gia phương Tây. Do sự tiếp xúc này mà Hergé có những thay đổi sâu sắc về quan điểm chính trị. Trước đây ông là người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa đế quốc và phân biệt chủng tộc, cho rằng các nước châu Âu xâm lấn các nước nghèo ở châu Á, châu Phi thực chất giúp đỡ và đem lại nền văn minh cho các xứ "mọi rợ" này.

Từ khi gặp Tchang ông quay sang bài xích chủ nghĩa thực dân, và tập truyện Bông Sen Xanh thể hiện mạnh mẽ những thông điệp đó, đi ngược lại quan điểm phổ biến của giới phương Tây thời bấy giờ (vốn ủng hộ sự xâm lăng Trung Quốc của Nhật Bản). Kể từ tập Bông Sen Xanh, Hergé cũng thay đổi phong cách sáng tác truyện, là nghiên cứu rất thấu đáo về quốc gia mà Tintin sẽ đặt chân đến. Tập truyện này được xem như một bước ngoặt quan trọng trong bộ truyện "Những cuộc phiêu lưu của Tintin", và Tchang được xem như người đã góp phần tạo ra bước ngoặt to lớn đó.

Để đáp lại tình bạn với Tchang, Hergé đã tạo ra nhân vật Tchang Tchong Jen trong tập Bông Sen Xanh (giống tên của Tchang ngoài đời - Tchang Chong Jen, chỉ khác chữ lót). Tchang trong truyện là một cậu bé mồ côi, đã được Tintin cứu. Khi được cứu mạng, Tchang đã rất ngạc nhiên hỏi, một người da trắng  như Tintin sao lại cứu một người da vàng như cậu. Tintin đã giải thích với Tchang là "người da trắng xấu xa" chỉ là một định kiến, đây cũng là cách Hergé giải thích lại những gì người da trắng nghĩ về các dân tộc khác là định kiến .

Quay trở lại câu chuyện của Tchang ngoài đời, một thời gian sau tập Bông Sen Xanh được sáng tác, Tchang về lại Trung Quốc và do Nhật Bản tấn công nước này, ông mất hẳn liên lạc với Hergé. Hai mươi năm sau, Hergé sáng tác tập Tintin ở Tây Tạng, với sự trở lại của nhân vật Tchang, như một ước mong sẽ được gặp lại người bạn cố tri. Hergé gọi đây là "Chuyến phiêu lưu của tình bạn", "hoặc như người ta thường nói, một câu chuyện của tình yêu"

 Cuối cùng vào năm 1981, người ta cũng tìm được thông tin của Tchang, ông được chính phủ Pháp mời quay lại châu Âu. Đích thân Hergé ra đón ông ở sân bay Brussels, Bỉ. Báo giới nườm nượp đến quay phim  chụp hình cho sự hội ngộ của 2 người bạn sau 46 năm xa cách. Tchang được tiếp đón như một nguyên thủ quốc gia.

 Tchang được xem là một cầu nối văn hóa giữa Đông - Tây, là người đã gây một sức ảnh hưởng lớn lên sự nghiệp sáng tác của Hergé. Bản thân ông cũng là một họa sĩ và nhà điêu khắc lớn ở Trung Quốc với nhiều tác phẩm được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh. Năm 1989 ông nhập quốc tịch Pháp, sống và dạy nghệ thuật đến hết đời ở nước này.

Chú thích các câu chửi của thuyền trưởng Haddock

Trong truyện có đoạn thuyền trưởng Haddock chửi xối xả Người Tuyết sau khi chôm chai rượu của ông xong (trang 28 trên file hình, trang 27 trên web), vì có nhiều từ không có từ tương đương trong tiếng Việt nên mình để nguyên. Sau đây là chú giải chi tiết của các từ đó :

- Cro-magnon là một danh từ chung để chỉ một giống người tiền-hiện đại ( early Homo sapiens sapiens) của châu Âu vào thời đầu đồ đá (Upper Paleolithic). Cro-magnon là một địa điểm ở Pháp đã tìm thấy xương của những người châu Âu cổ nhất này.
- Mamelouk (tiếng Anh: mamluk) là từ chỉ các đội quân được tạo thành từ người nô lệ ở các vùng Ả Rập, đặc biệt ở Ai Cập. Họ tạo thành một tầng lớp rất quyền lực, đôi khi sánh ngang hàng với các Sultan
- Từ “trời đánh thánh vật” mình dịch từ “trompe-la-mort” nghĩa là người thường xuyên gặp nguy hiểm cận kề cái chết nhưng đều thoát được.

- Amphitryon: đây là tên của một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, ông là vua của xứ Tiryns ở Argolis. Vợ của ông đã cùng với thần Zeus (thần Dớt) xin ra một vi bán thần là Hercules (Hec-uyn). Hec-uyn là vị anh hùng vĩ đại nhất trong thần thoại Hy Lạp. Thần Dớt đã biến hình thành Amphitryon để ăn nằm với vợ ông khi ông đi xa đánh giặc. Thuyền trưởng Haddock dùng từ Amphitryon để chửi Người Tuyết có thể ý nói Người Tuyết là một tên xấu xa đi cải trang thành kẻ khác để ăn cắp rượu của ông.


- Ectoplasm: là từ do  Charles Richet tạo ra (năm 1894) để chỉ một hiện tượng khi người ta lên đồng, linh hồn của người chết sẽ thoát ra bên ngoài người lên đồng đó qua các đường mũi miệng mắt, tạo thành một thứ dạng như chất nhầy. Đây chỉ là một kỹ xảo lừa đảo của người thời xưa. Các bạn có thể google từ này để xem các hình ảnh của nó. Mình cảm thấy các hình ảnh mang nặng tính mê tín dị đoan và lừa đảo nên không muốn up lên ở đây. Từ Ectoplasm này trong sinh học nghĩa là "ngoại chất" của màng tế bào.

- Rệp lá khô: (phylloxéra) : loài côn trùng này được du nhập vào châu Âu vào khoảng năm 1865 từ Bắc Mỹ. Nó đã tấn công các vườn nho trên khắp nước Pháp, làm kinh tế nước này bị khủng hoảng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hỗn loạn xã hội. Hiện nay nạn rệp này đã được kiểm soát ở Pháp.

Truyện này khi in ra đã bỏ bớt một trang, đoạn thuyền trưởng Haddock nấu cháo yến mạch. Các bạn có thể click vào hình để đọc trang bị cắt bớt này

Mục lục bộ truyện tranh "Những cuộc phiêu lưu của Tintin"

8 nhận xét :

  1. http://www.truyentranhphapbi.com/2015/05/tintin-tap-20-tintin-o-tay-tang.html

    Cho mình xin link dowload tập này nhé. Thanks bạn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Truyện của bạn đây. Trong đây không có 3 tập là Tàu Kỳ Lân, Kho Báu Rackham và Picaros
      https://drive.google.com/drive/folders/0B_5KKc_5gMO5TFJQYlZEWlQ5MEU?usp=sharing
      Bạn có thể download truyện đến ngày 3/12

      Delete
  2. Cho mình xin Link Download tất cả truyện Tintin này nhé. Cám ơn bạn nhiều lắm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi, file trên Google Drive mình đã xóa hết rồi, để dành chỗ back up mấy truyện mình dịch nên giờ không gởi file cho bạn đọc được nữa. Bạn chịu khó đọc online vậy

      Delete
  3. Hen gì Link googledrive tintin đợt trước bạn gửi cho mình giờ die hết rồi !!! Bùn ghê ^ ^

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi, bạn đăng ký mua truyện giùm mình nhé, sẽ được nhận thêm 3 tập Jo, Zette và Jocko nữa

      Delete
  4. Mình muốn đăng kí mua bộ này, bản sách in thì đăng kí như thế nào

    ReplyDelete
  5. Hi, bạn có thể vào các trang như Tiki, Vinabook, Fahasa để tìm mua nhé. Xuất bản ở Việt Nam thì chỉ có 10 tập thôi, và không có tập Ở Tây Tạng này

    ReplyDelete